Vi khuẩn gây hại làm ổ và phát triển nhiều tại vùng vết thương. Nhất là trong đặc điểm khí hậu ẩm ướt, sự xâm nhập của vi khuẩn lại càng nhiều và khó tránh khỏi. Vậy có nên nặn mủ vết thương?
Mưng mủ là dấu hiệu của sự nhiễm trùng
Biểu hiện rõ nhất của việc nhiễm trùng là chỗ bị thương mưng mủ. Quan sát kỹ, mọi người sẽ thấy có hiện tượng mủ kèm theo dịch vàng chảy ra cùng với mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là việc vệ sinh không được sạch sẽ hoặc trong quy trình sơ cứu còn sót lại các dị vật. Chính vì điều này, chỗ bị thương bị tấy lên và đau nhức tăng dần, thậm chí nặng hơn bạn còn có thể mệt mỏi kèm theo sốt cao toàn thân.
Nên nặn mủ chỗ bị thương đúng cách
Thực ra, tình trạng chỗ bị thương mưng mủ không thực sự quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Nếu gặp phải tình trạng này thì chúng ta nên bình tĩnh. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc có nên nặn mủ vết thương thì câu trả lời là có.
Mụn mủ gây đau nhức cho bạn
Để đảm bảo chỗ bị mưng mủ sau khi nặn nhanh chóng lành lại, bạn nên nặn theo các bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch vết thương
Đây là bước đầu tiên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho vết thương. Sử dụng nước muối sinh lý bạn vẫn sử dụng hàng ngày để súc miệng (loại 0,9%) để thực hiện.
Tiến hành cắt mở vết thương một khoản nhỏ dùng nước muối sinh lý lau rửa sạch. Đổ nước muối từ vùng sạch đến vùng chưa được sạch 2-3 lần. Tiếp theo, lấy gạc thấm khô vùng nước vừa đổ vào. Không rửa nước muối vào chỗ có vết thương hở.
Vết thương mưng mủ làm bạn khó chịu
Bước 2: Loại bỏ mủ và vi khuẩn
Muốn vi khuẩn không bị lây lan rộng trên vết thương thì bạn cần phải loại bỏ các dịch mủ vàng chảy ra. Thực hiện bằng cách quấn gạc quanh ngón tay để quá trình thực hiện của bạn được đảm bảo vệ sinh nhất. Dùng 2 ngón tay này tác động nhẹ lên vùng mủ, ấn nhẹ nhàng, không nên ấn quá mạnh sẽ gây ra đau nhức.
Bước 3: Băng vết thương
Cuối cùng, bạn sẽ tiến hành băng gạc chỗ bị thương và sử dụng các thuốc bột có khả năng làm se khít tế bào biểu bì và gia tăng liên kết protein để làm tăng khả năng hấp thụ và ổn định tế bào da.
Băng gạc khi xử lý vết thương mưng mủ
Vừa rồi là phần giải đáp của AVA về việc có nên nặn mủ vết thương và phương pháp an toàn để xử lý vùng vết thương bị mủ. Nếu như tình trạng không được khả quan thì bạn cần tới gặp Bác Sĩ chuyên nghiệp để được hỗ trợ đúng lúc.