Máy chạy bộ hiện đang là một thiết bị luyện tập thể thao được nhiều người lựa chọn. Và để máy hoạt động mạnh mẽ lâu dài thì sau một thời gian sử dụng, chúng ta nên kiểm tra và khắc phục hư hỏng kịp thời. Vì thế, hãy trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về máy chạy bộ, kiểm tra thảm chạy bộ… Và trong bài viết này, avashop sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra thảm máy chạy bộ khi gặp sự cố nhé!
Dấu hiệu cho thấy thảm máy chạy bộ đang có vấn đề
Cũng như những thiết bị điện tử khác, máy chạy bộ sau một thời gian hoạt động dài cũng có thể bị hư hỏng ở một số bộ phận và cần khắc phục kịp thời. Trong đó, bạn sẽ phát hiện thảm của máy chạy bộ có cảm giác rít, vận hành không còn trơn tru như những ngày đầu. Vậy chúng ta có thể nhận biết hiện tượng này như thế nào và nên nguyên nhân do đâu?
Máy chạy bộ có thể phát sinh một số vấn đề sau một thời gian sử dụng
Dấu hiệu cho thấy bạn cần phải kiểm tra thảm máy chạy bộ là khi đang sử dụng máy chạy bộ mà xuất hiện hiện tượng bị giật, băng tải hơi rít khiến chúng ta bị nhỡ bước chạy. Cùng với đó, khi quan sát bạn sẽ phát hiện phần băng tải bị lệch sang một bên hoặc băng tải bị co cuộn lại.
Thảm máy chạy bộ gặp phải những tình trạng trên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong quá trình máy chạy bộ hoạt động, thảm sẽ ma sát nhiều với phần ván đỡ bên trong máy. Điều này khiến cho thảm bị mài mòn, gây ra nhiều khó khăn cho người dùng. Chính vì thế, bạn hãy kiểu tra thảm máy chạy bộ và bôi trơn để đảm bảo thời gian sử dụng thảm được bền lâu.
Cách kiểm tra thảm máy chạy bộ
Khi gặp phải các tình trạng bất thường trong quá trình luyện tập, chúng ta cần kiểm tra và khắc phục kịp thời. Thực tế thì cách kiểm tra thảm máy chạy bộ cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo như sau:
Kiểm tra độ trùng của băng tải thảm chạy
Nếu muốn kiểm tra máy chạy bộ đúng cách, bạn cần phải thực hiện lần lượt các bước để xác định khả năng hoạt động trơn tru trên từng bộ phận của máy chạy bộ. Đầu tiên hãy cho máy chạy bộ vận hành ở mức độ nhỏ nhất, hai tay bạn bám vào tay cầm của máy chạy bộ, đứng dậm chân xem có giữ được băng tải của máy lại hay không.
Cần kiểm tra máy chạy bộ ngay khi có dấu hiệu bất thường để khắc phục nhanh
Trong trường hợp bạn đứng dậm chân mà vẫn giữ chặt được băng tải vào mặt ván của máy, trong khi động cơ và quả lô vẫn chạy thì đó là hiện tượng băng tải bị chùng. Ngược lại thì khi không thể giữ được băng tải cố định tại chỗ cho thấy khả năng vận hành của băng tải vẫn bình thường.
Kiểm tra xem thảm chạy có bị lệch hay không
Cắm đầu ốc lục giác vào hai phần cuối ở đuôi của máy chạy bộ, kéo dần đều để xác định độ chùng, dốc hoặc lệch hướng so với thân máy. Theo nguyên lý cơ bản thì bên thảm bị lệch sẽ có độ dốc cao hơn, và bị dồn phần thảm chạy qua khiến cho độ dày có sự khác biệt rõ hơn.
Kiểm tra khả năng hoạt động trơn tru của thảm chạy
Tiếp tục hạ mức hoạt động của máy xuống mức thấp nhất, sau đó lắng tai nghe để kiểm tra xem có bất kỳ âm thanh hay ma sát liên tục nào ở phần thảm của máy chạy hay không. Nếu có xuất hiện âm thanh lớn, không đều thì chứng tỏ phần thảm nào đó trên chiếc máy đang bị kẹt lại, cần tháo ra kiểm tra và vệ sinh kỹ càng hơn.
Nên khắc phục thảm máy chạy bộ khi có sự cố như thế nào?
Làm thế nào để khắc phục thảm máy chạy bộ khi có sự cố là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây S-Life sẽ gợi ý cho bạn một vài cách xử lý:
Xử lý băng tải bị chùng và lệch
Băng tải bị chùng và lệch là tình trạng phổ biến nhất gặp phải sau một thời gian dài sử dụng máy chạy bộ tại nhà. Sau khi kiểm tra thảm máy chạy bộ theo hướng dẫn trên, nếu băng tải bị chùng, bạn hãy tiến hành tăng chỉnh thảm chạy bộ và băng tải bằng cách:
- Đầu tiên hãy dùng lục giác 6 hoặc 8 cắm vào con ốc ở dưới đuôi máy và vặn. Nếu bên nào bị lệch thì bạn hãy vặn lại bên ấy.
- Theo nguyên lý, bên nào bị thấp hơn thì thảm sẽ bị dồn sang bên ấy. Khi đó, bạn chỉ cần cắm vít vào và quay từ 2 đến 3 vòng là sẽ cân bằng lại với bên cao.
Xử lý băng tải bị chùng và lệch
Có nhiều trường hợp, dù đã cân và tăng chỉnh thảm nhưng vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân có khả năng là do băng tải đã bị nhão hoặc hư hỏng, bạn cần thay mới băng tải để đảm bảo đạt chất lượng sử dụng.
Thay thảm chạy mới cho máy chạy bộ
Tại sao phải thay thảm máy chạy bộ và cách thay thế nào? Mời bạn đọc phần dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Khi nào nên thay thảm máy chạy bộ?
Nếu kiểm tra thảm máy chạy bộ gặp một trong các tình trạng sau, bạn nên tiến hành thay thảm:
- Băng tải không được bảo quản tốt nên bị khô cứng, cong vênh hoặc bị phồng rộp thành những mảng lớn.
- Băng bị thấm nước nặng dẫn tới mục.
- Băng bị rách, tuột hoặc rách ở phần mép.
- Mối nối của băng tải bị rách.
- Lớp vải nhiệt bên băng tải bị tuột hoặc bong.
- Băng tải quá nhão do dùng thời gian dài nên căng chỉnh không được.
- Khi chạy phát ra tiếng kêu rất lớn.
- Không có cảm giác êm chân trong lúc chạy do băng tải quá mòn. Nghiêm trọng hơn là băng tự dừng lại khi chạy tốc độ từ 7km/h trở lên.
- Băng tải sử dụng trên 3 năm và không được thường xuyên bảo dưỡng.
Nếu bạn vẫn giữ thảm cũ trong tình trạng này có thể dẫn tới tình trạng hỏng ván sàn. Hoặc nghiêm trọng hơn là cháy động cơ. Chi phí thay động cơ còn đắt gấp 3 hoặc 4 lần so với thay băng tải. Đặc biệt là những chiếc máy cao cấp thì motor càng đắt tiền.
Nên thay băng tải máy chạy bộ để đảm bảo an toàn trong lúc tập luyện
Cách thay thảm chạy cho máy
Bạn có thể thuê thợ chuyên nghiệp thay thảm máy chạy bộ hoặc có thể tự thay theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tháo phích cắm máy chạy bộ ra khỏi nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Dùng tua vít tháo toàn bộ ốc trên ốp phái đằng trước máy. Một số loại máy có ốp ở hông nên cần chú ý làm nhẹ nhàng tránh làm vỡ ốp. Kiểm tra kỹ xem đã tháo hết ốc chưa trước khi mở ốp.
Bước 3: Với những máy không có ben chống, bạn nghiêng máy sang một bên. Còn những máy có ben thì chống ben lên để tháo ốc vít ở các ốp nhựa nằm phía sau. Việc tháo ốp nhựa phía sau là để tháo trục quay của máy.
Bước 4: Tháo trục quay ra rồi tháo tiếp dậm chân ở hai bên máy nếu có.
Bước 5: Tiếp đến là tháo tấm ván gỗ chạy.
Bước 6: Tháo thảm chạy cũ của máy ra và thay thảm mới vào.
Bước 7: Khi đã thay xong thảm mới thì lắp lại máy cho hoàn chỉnh.
Cách vệ sinh thảm chạy của máy
Không vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc hỏng thảm máy chạy bộ. Để kéo dài tuổi thọ của bộ phần này, bạn nên vệ sinh định kỳ 3 tháng/ lần hoặc 6 tháng/ lần. Cách làm như sau:
- Tháo thảm ra khỏi máy.
- Ngâm trong nước xà bông 2 đến 3 giờ rồi dùng bàn chải chà khắp bề mặt thảm để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn.
- Giặt lại bằng nước sạch.
- Đem phơi khô là được.
Bôi trơn băng tải trong quá trình kiểm tra thảm máy chạy bộ
Như đã đề cập đến, sau một thời gian dài sử dụng máy chạy bộ, thảm sẽ ma sát nhiều với phần ván đỡ bên trong máy, khiến thảm bị mài mòn và gây khó khăn. Khi đó, cũng ta cần bảo dưỡng lại máy và bôi trơn để đảm bảo thời gian sử dụng thảm được bền lâu.
Việc chọn dầu bôi trơn là điều đầu tiên bạn cần làm trước khi thực hiện bôi trơn cho máy. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng dầu silicon khô loại chuyên dùng cho dòng máy chạy bộ tại nhà. Trong trường hợp bạn tự thực hiện bôi trơn máy chạy bộ tại nhà thì hãy làm theo các bước sau:
- Đầu tiên hãy kiểm tra và ngắt nguồn điện khỏi máy chạy bộ. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên rút dây điện ra.
- Sau đó hãy dùng tua vít lục giác hoặc dụng cụ lục giác đi kèm với máy chạy bộ để tháo hết các con ốc được gắn dưới chân máy, sau đó tháo cả hai bên ra.
- Thực hiện vệ sinh phần thảm chạy bằng cách lấy khăn lau sạch bụi bẩn bám trên thảm. Kế tiếp, một tay nhấc tấm thảm chạy lên còn một tay bạn bôi đều dầu silicon lên hai đường dài dọc theo hai bên ván chạy.
- Hãy dùng tay ấn nhẹ tấm thảm xuống để dầu silicon lan đều hết ra thảm chạy. Sau đó, bạn siết lại ốc lục giác mà bạn đã nới lỏng. Tiếp theo, bật máy chạy bộ tại nhà lên, để máy vận hành ở tốc độ chậm. Bạn hãy bước nhẹ lên vùng vừa bôi silicon kho để giúp phần dầu này lan tỏa đều ra khắp vùng dưới thảm.
- Cuối cùng, bạn để cho máy chạy bộ tự vận hành trong vòng 3-5 phút là chúng ta đã hoàn thành quá trình bôi trơn băng tải bằng dầu silicon cho thảm máy chạy bộ.
Bôi trơn băng tải máy chạy bộ
Các bước thực hiện trên là áp dụng cho các dòng máy chạy bộ không có hệ thống tự động. Và để quá trình này đơn giản hơn, bạn nên lựa chọn những dòng máy chạy bộ có hệ thống bôi trơn tự động. Dầu sẽ tự động tra vào máy theo định kỳ mà bạn chẳng cần tự tay thực hiện, vừa tra dầu không đúng thời gian lại sợ sẽ làm hỏng máy nếu sai thao tác.
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu, cách kiểm tra thảm máy chạy bộ và cách khắc phục các tình trạng này một cách phù hợp. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng máy chạy bộ.
theo s-life