Kem không còn phải là loại đồ ăn chỉ có vào mùa hè, mà được sản xuất, tiêu thụ quanh năm. Nhu cầu tiêu dùng cao như vậy thì cũng không thể tránh khỏi những mặt hàng trôi nổi. Máy làm kem tại nhà, có thể là một gợi ý cho người tiêu dùng. Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh thì đừng chần chừ gì nữa. Tìm hiểu ngay về thủ tục nhập khẩu máy làm kem.
Máy làm kem là gì?
Máy làm kem là thiết bị ứng dụng công nghệ làm lạnh hiện đại để sản xuất ra những que kem tươi ngon. Chỉ với một số nguyên liệu theo sở thích và vài theo tác bấm nút đơn giản là người dùng đã có ngay những cây kem mát lạnh để thưởng thức hoặc kinh doanh.
Nguyên tắc hoạt động của máy làm kem là quay và trộn đều các nguyên liệu khoảng vài chục phút. Trong quá trình quay hỗn hợp nguyên liệu sẽ có những khoảng không khí bên trong giúp kem đông lại nhưng vẫn giữ được độ mềm và xốp. Với những chiếc máy làm kem gia đình được thiết kế như hiện nay thì bất kỳ ai cũng có thể tự làm cho mình món kem yêu thích mà không mất quá nhiều thời gian và công sức. Số lượng kem làm ra nhiều hay ít phụ thuộc vào dung tích và công suất của máy.
Máy làm kem là thiết bị ứng dụng công nghệ làm lạnh để sản xuất ra những que kem
Ưu nhược điểm của các loại máy làm kem
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy làm kem. Mỗi loại máy làm kem đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của từng loại:
Ưu nhược điểm của máy làm kem cổ điển
Thiết kế máy làm kem cổ điển ra đời từ rất lâu. Tuy nhiên chúng được vẫn được nhiều người yêu thích nhờ thiết kế đẹp, mang phong cách hoài cổ. Tuy nhiên chúng cũng có những nhược điểm như: Máy có kích thước khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích không gian. Chất lượng kem làm ra không đảm bảo. Sử dụng máy làm kem cổ điển khá tốn nguyên liệu. Giá thành máy cũng khá cao.
Ưu nhược điểm của máy làm kem gia đình
Máy làm kem gia đình được rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Chúng bao gồm 2 loại chính là máy làm kem sử dụng bowl lạnh và máy làm kem tự động.
Trong đó máy làm kem tự động có một số ưu điểm như cách sử dụng dễ dàng đơn giản. Bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào, bấm nút và chờ đợi những cây kem thơm ngon, mát lạnh. Ưu điểm khác của loại máy này là dung tích lớn, thích hợp với những gia đình có từ 4-5 người. Tốc độ làm kem nhanh và giữ hơi lạnh lâu. Tuy nhiên máy làm kem tự động có nhược điểm là giá thành đắt. Máy cũng có kích thước lớn và khó di chuyển. Việc di chuyển sẽ khiến máy phải khởi động lại từ đầu mất khá nhiều thời gian để đợi hồi ga. Một nhược điểm khác là máy làm kem tự động không có nhiều mẫu mã để lựa chọn và giá thành cũng rất cao.
Xem thêm: NÊN HAY KHÔNG NÊN mua máy làm kem Trung Quốc ?
Máy làm kem sử dụng bowl lạnh thích hợp với những người mới bắt đầu học làm kem. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Hơn nữa sản phẩm này có giá khá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Nhược điểm của máy làm kem sử dụng bowl lạnh là dung tích nhỏ và không thể làm nhiều mẻ liên tiếp. Quy trình làm kem với máy này cũng phức tạp với nhiều bước khác nhau. Chất lượng kem phụ thuộc nhiều vào độ lạnh của bowl.
Ưu nhược điểm của máy làm kem đa năng
Máy làm kem đa năng được thiết kế với nhiều chức năng. Ngoài chức năng làm kem, bạn có thể sử dụng chúng để làm topping. Để tăng hương vị cho kem, bạn có thể thêm vào một số nguyên liệu như socola, trái cây,…Ưu điểm khác của chiếc máy này là chúng có thể nghiền nát nhiều nguyên liệu như kẹo, trái cây,…Thiết kế của máy gọn, phù hợp với các gia đình. Tuy nhiên dung tích nhỏ là nhược điểm chính của chiếc máy này.
Ưu nhược điểm của máy làm dạng ép trái cây
Chiếc máy làm kem này được thiết kế tương tự như chiếc máy ép trái cây. Ưu điểm nổi bật của chiếc dòng máy này là cách sử dụng đơn giản. Người dùng chỉ cần bỏ tất cả các nguyên liệu yêu thích vào và bấm nút khởi động. Bạn sẽ nhanh chóng có được sản phẩm với chất lượng tốt. Giống như máy làm kem đa năng, nhược điểm của loại máy này là dung tích nhỏ, chỉ phù hợp với các gia đình.
Ưu nhược điểm máy làm kem công nghiệp
Đây là loại máy có công suất lớn. Có thể sản xuất ra nhiều kem trong một mẻ. Do đó rất thích hợp với những ai muốn kinh doanh kem tươi. Máy làm kem công nghiệp có ưu điểm làm kem nhanh, sản lượng lớn và dễ vận hành. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành rất cao.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy làm kem
Người nhập khẩu sẽ cảm thấy rất vui khi biết được rằng mặt hàng máy làm kem không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Do đó thủ tục nhập khẩu máy làm kem sẽ không mất quá nhiều thời gian do không phải kiểm tra chất lượng hay đo hiệu suất năng lượng gì cả. Dưới đây là các dẫn chứng pháp lý để các cá nhân và doanh nghiệp tham khảo. Từ đó chuẩn bị được hồ sơ nhanh chóng nhất cho việc nhập khẩu mặt hàng này.
Dẫn chứng pháp lý
- Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và cấm xuất khẩu được ban hành trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013. Tuy nhiên mặt hàng máy làm kem không nằm trong danh sách cấm. Sản phẩm này cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.
- Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, thuộc quản lý của Bộ KHCN. Trong đó không nhắc đến mặt hàng máy làm kem.
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 nêu rất rõ ràng các mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm 2 sẽ do Bộ Khoa học công nghệ quản lý theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Sản phẩm máy làm kem không thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ KHCN.
- Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: Quy định các sản phẩm thuộc danh mục nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng nhà nước. Và đương nhiên không có tên sản phẩm máy làm kem trong danh sách.
Từ những thông tin như trên có thể thấy rằng, mặt hàng máy làm kem không thuộc quản lý của các Bộ ban ngành. Đồng thời mặt hàng này khi nhập khẩu cũng không cần phải kiểm tra chất lượng nhà nước, không cần làm chứng nhận hợp quy.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy làm kem
Hiểu chi tiết, cặn kẽ các điều khoản trong các thông tư văn bản có liên quan sẽ giúp doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem nhanh và đúng quy định nhất. Theo đó:
- Điều 5, Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định về các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Kèm theo nghị định là danh sách các mặt hàng cấm nằm trong phụ lục I. Điều 6, nghị định này quy định các mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép của các Bộ ban ngành. Tuy nhiên những quy định này không được áp dụng với mặt hàng máy làm kem.
- Khoản 2, Điều 1, Quyết định 3810/QĐ-BKHCN quy định các mặt hàng nhóm 2 do Bộ KHCN quản lý. Danh sách này nằm trong phụ lục kèm theo. Trong đó mục 6 của danh mục là các thiết bị điện, điện tử thuộc quản lý của Bộ KHCN. Tuy nhiên không có mặt hàng máy làm kem.
Như vậy doanh nghiệp có thể rõ rằng, mặt hàng máy làm kem nhập khẩu mới 100% không phải chịu nhiều quy định quản lý của nhà nước. Vì thế thủ tục nhập khẩu máy làm kem dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Nhập khẩu máy làm kem có thể tóm tắt thành quy trình như sau:
- Bước 1: Khai báo hải quan. Thủ tục khai báo hải quan với mặt hàng máy làm kem khá đơn giản. Doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ như hóa đơn, vận đơn, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, tờ khai hải quan.
- Bước 2: Kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định chưa. Đồng thời kiểm tra thực tế hàng hóa. Làm thủ tục thông quan hàng hóa với cơ quan hải quan.
- Bước 3: Tính thuế và phí hải quan.
- Bước 4: Tiến hành nộp thuế phí cho nhà nước.
- Bước 5: Hoàn tất thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan và hoàn tất quá trình thông quan.
Mã Hs máy làm Kem
Xác định mã HS code của mặt hàng máy làm kem đó là dựa vào tính năng, cách thức hoạt động, công suất, dung tích làm việc của máy. Và quan trọng hơn hết, thực tế sản phẩm khi nhập về chính là căn cứ tốt nhất để xác định mã HS code.
Mã HS của máy làm kem là 84186990.
Thuế nhập khẩu máy làm kem về Việt Nam
Căn cứ mục 4, chương II của Thông tư 38/2015/TT-BTC về tính thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu. Từ mã Hs 84186990, Doanh nghiệp cần nộp những loại thuế sau khi nhập khẩu:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi 10%
- Thuế VAT 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: 0% (ACFTA)
Thủ tục nhập khẩu máy làm kem Trung Quốc
Chính sách nhập khẩu
- Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và cấm xuất khẩu được ban hành trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013. Tuy nhiên mặt hàng máy làm kem không nằm trong danh sách cấm. Sản phẩm này cũng không nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.
- Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, thuộc quản lý của Bộ KHCN. Trong đó không nhắc đến mặt hàng máy làm kem.
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 nêu rất rõ ràng các mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm 2 sẽ do Bộ Khoa học công nghệ quản lý theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Sản phẩm máy làm kem không thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ KHCN.
- Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: Quy định các sản phẩm thuộc danh mục nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng nhà nước. Và đương nhiên không có tên sản phẩm máy làm kem trong danh sách.
Từ những thông tin như trên có thể thấy rằng, mặt hàng máy làm kem không thuộc quản lý của các Bộ ban ngành. Đồng thời mặt hàng này khi nhập khẩu cũng không cần phải kiểm tra chất lượng nhà nước, không cần làm chứng nhận hợp quy.
Chứng từ nhập khẩu
Máy làm kem Trung Quốc không nằm trong quản lý của nhà nước. Thủ tục nhập khẩu được tiến hành như mặt hàng thông thường. Một bộ chứng từ đầy đủ nhất để thông quan bao gồm:
- Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Contract (Hợp đồng ngoại thương)
- Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- C/O form E (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
Tóm lại
Chỉ với những bước đơn giản như vậy, bạn đã có thể nhập khẩu máy làm kem về Việt Nam.
theo nhapkhautrungquoc, zship