Sở hữu chiếc máy rửa bát giúp chị em nội trợ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để chăm sóc bản thân và gia đình. Thiết bị này ngày càng xuất hiện phổ biến trong nhiều gia đình. Hiện nay, đa số các loại máy rửa chén đĩa đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Vì thế thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy máy rửa bát đĩa là gì? Chúng có ưu nhược điểm gì? Thủ tục nhập khẩu như thế nào? Những thông tin này sẽ được hé lộ ngay sau đây.
Máy rửa bát đĩa là gì?
Máy rửa bát đĩa ra đời thực sự là một phát minh mang tính đột phá. Nhờ chiếc máy này công việc nội trợ của chị em trở nên nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều. Máy rửa bát là thiết bị làm sạch bát đĩa một cách tự động. Không chủ có tác dụng rửa chén bát, chiếc máy này còn giúp làm sạch rau củ quả và các loại trái cây.
Máy hoạt động trên nguyên lý dùng lực phun xoáy của các vòi phun nước nóng hoặc nước lạnh. Từ đó giúp chén bát được làm sạch các mảng bám và các vết dầu mỡ. Nước và chất tẩy rửa sẽ được bắn ra với áp lực cao để loại bỏ các vết bẩn trên vật dụng. Các kệ rổ bên trong máy sẽ xoay, thay đổi vị trí. Vì thế chén bát được tiếp xúc một cách đồng đều với chất tẩy rửa và nước. Sau quy trình phun xả để làm sạch, chén bát sẽ được máy hấp khô bằng luồng khí nóng.
Máy rửa bát đĩa được trang bị bộ xác định thời gian. Người dùng có thể cài đặt chu trình kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu. Cài đặt các chức năng như tẩy rửa, xả nước….ở thời điểm thích hợp. Máy có nhiều chương trình khác nhau như rửa nhanh, rửa mạnh, rửa sâu, rửa tiết kiệm,…Người dùng dễ dàng lựa chọn được chế độ phù hợp với nhu cầu của mình.
Ưu nhược điểm của máy rửa bát đĩa
Máy rửa bát đĩa ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn. Với rất nhiều ưu điểm, thiết bị này mang đến cho người dùng vô số các lợi ích khác nhau.
Ưu điểm của máy rửa chén bát
- Cách sử dụng máy rửa bát vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần xếp bát đĩa cần rửa vào khay đựng. Sau đó bấm nút khởi động máy. Chờ máy tự hoạt động và kết thúc quy trình.
- Máy rửa bát đĩa giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Nhờ đó người dùng có thêm thời gian để làm những công việc khác.
- Nhiều người có thể nghĩ rằng, dùng máy rửa bát sẽ tốn rất nhiều nước. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Các máy rửa bát đều sử dụng vòi phun. Vì thế chúng không hề tốn nước để hoàn thành chu trình rửa bát. Mức nước tiêu thụ chỉ từ 6- 26 lít.
- Không tiêu tốn nhiều điện năng: Đa số các máy rửa bát đều có mức tiêu thụ điện năng tương đối thấp. Nhờ đó giảm mức tiêu thụ điện năng hàng tháng của bạn.
- Máy rửa bát còn có tác dụng làm sạch sâu và diệt khuẩn cao hơn gấp nhiều lần so với việc rửa chén bát bằng tay thông thường. Đó vì chúng có thể sử dụng nước nóng và có thể sấy khô để diệt vi khuẩn và loại bỏ các vết dầu mỡ. Dưới áp lực mạnh của vòi phun, các vết bẩn sẽ được loại bỏ hoàn toàn, giúp bát đĩa luôn sáng bóng và sạch sẽ.
- Máy rửa bát đĩa còn có tác dụng làm sạch rau quả, trái cây, giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sử dụng máy rửa bát đĩa người dùng không phải tiếp xúc với nước và các hóa chất tẩy rửa. Do đó không lo bị hại da tay. Điều này rất có lợi với những người bị dị ứng với hóa chất.
- Vào mùa đông, chiếc máy rửa bát là công cụ tuyệt vời giúp người nội trợ xóa bỏ áp lực sau khi ăn uống. Người dùng không cần phải tiếp xúc với nước lạnh giá mà vẫn có chén bát sạch bong.
Nhược điểm của máy rửa bát đĩa
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, lợi ích mang đến cho người dùng thì máy rửa bát đĩa cũng có những hạn chế nhất định. Đó là:
- Giá thành cao: Để có thể sở hữu một chiếc máy rửa bát đĩa bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Giá một chiếc máy rửa bát khoảng 20 triệu đồng. Với mức giá này không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để mua.
- Máy rửa bát cần dùng bột rửa chuyên dụng với giá thành cao hơn. Vì thế sẽ tốn chi phí hơn và việc lựa chọn bột rửa chén cũng khó hơn so với các loại thông thường.
- Máy rửa bát có kích thước khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích.
- Khi hoạt động, máy rửa bát cũng phát ra tiếng ồn khá lớn.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy rửa bát
Máy rửa bát là thiết bị đang dần trở nên phổ biến trong nhiều gia đình. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết mặt hàng máy rửa bát khi nhập khẩu về Việt Nam cần phải thực hiện những quy định gì? Máy rửa bát có cần phải kiểm tra chất lượng hay không? Dưới đây là những dẫn chứng pháp lý giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Dẫn chứng pháp lý
Những thông tư văn bản của nhà nước chính là căn cứ quan trọng nhất để các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa. Theo đó, trước khi nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kỹ những văn bản có liên quan. Với mặt hàng máy rửa bát đĩa, người nhập khẩu phải quan tâm đến một số thông tư, nghị định sau:
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019
- Thông tư 27/2012/TT-BKHCN năm 2012
- Thông tư 14/2015/TT-BTC năm 2015
- Nghị định 122/2016/NĐ-CP năm 2016
- Thông tư 39/2018/TT–BTC
Cụ thể:
Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013: quy định các mặt hàng nào cần cấm xuất nhập khẩu và các mặt hàng nào khi nhập khẩu cần có giấy phép trong điều 5 và điều 6. Đi kèm là danh sách trong phụ lục I, II. Máy rửa bát đĩa không thuộc danh mục này. Do đó được nhập khẩu bình thường.
Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019: Doanh nghiệp khi nhập khẩu thiết bị điện tử, điện gia dụng cần biết đến quyết định 3810. Theo điều 1, Quyết định 3810, các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ, cần được kiểm tra chuyên ngành. Máy rửa bát đĩa không thuộc quản lý của Bộ KHCN. Vì thế không cần kiểm tra chuyên ngành.
Thông tư 14/2015/TT-BTC năm 2015: Từ Điều 3 đến Điều 8 của Thông tư 14 hướng các doanh nghiệp phân loại đúng nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ đó xác định được mã HS code của hàng hóa và biết được hàng hóa có cần kiểm tra chất lượng sản phẩm hay không.
Thông tư 39/2018/TT–BTC: Điều 5 của thông tư 39 hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa.
Như vậy, những văn bản pháp luật ở trên giúp doanh nghiệp nhập khẩu biết được mặt hàng máy rửa bát không bị cấm nhập khẩu và cũng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ nào. Do đó không cần kiểm tra chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hay dán nhãn năng lượng. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ phân tích những văn bản quan trọng nhất.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy rửa bát đĩa
Căn cứ điều 5, Nghị định 187/2013/NĐ-CP kèm theo đó là phụ lục I và phụ lục II, doanh nghiệp sẽ thấy rằng, mặt hàng máy rửa bát đĩa không thuộc diện bị cấm nhập khẩu. Đồng thời máy rửa bát cũng không thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ ngành nào có nêu trong nghị định này. Chính vì thế, doanh nghiệp được phép nhập khẩu máy rửa bát về Việt Nam như các loại hàng hóa khác.
Điều 1, Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: Với những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các thiết bị máy móc thì chắc chắn rất quen thuộc với quyết định này. Quyết định 3810 do Bộ Khoa học công nghệ ban hành năm 2019. Văn bản này công bố các mặt hàng nhóm 2 do Bộ Khoa học công nghệ quản lý với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Theo đó trong quyết định 3810, chúng ta không thấy nhắc đến mặt hàng máy rửa bát đĩa. Vì thế máy rửa bát đĩa nhập khẩu không cần phải kiểm tra chất lượng.
Với 2 văn bản như trên, có thể kết luận rằng, mặt hàng máy rửa bát đĩa không chịu các chính sách ràng buộc của các bộ Ban ngành. Mặt hàng này cũng không bị cấm nhập khẩu. Vì thế mọi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy rửa bát có thể tiến hành nhập khẩu bình thường như các loại hàng hóa thông thường khác. Thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa không có gì đặc biệt.
Quy trình nhập khẩu máy rửa bát đĩa
Do không phải là mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nên quy trình nhập khẩu máy rửa bát đĩa cũng không quá phức tạp. Doanh nghiệp không cần phải chuẩn bị quá nhiều loại hồ sơ, giấy tờ. Do đó không phải làm việc với nhiều cơ quan ban ngành khác nhau. Quy trình nhập khẩu máy rửa bát đĩa có thể tóm tắt thành các bước sau đây:
- Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục khai báo hải quan tại Chi cục hải quan nơi hàng sẽ được vận chuyển đến. Ở bước này doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đầy đủ và chính xác các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan như hướng dẫn của Thông tư 39/2018/TT–BTC. Các loại giấy tờ như vận đơn, hóa đơn, hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan, quy cách đóng gói hàng hóa, C/O, C/Q,…
- Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên, doanh nghiệp cần kiểm tra một lần nữa xem các giấy tờ đã hợp lệ và chính xác và thống nhất với nhau chưa. Tiếp theo là kiểm tra thực thế mặt hàng máy rửa bát được nhập khẩu về. Đồng thời tiến hàng thủ tục thông quan với cơ quan hải quan.
- Bước 3: Xác định mã HS code cho mặt hàng dựa trên thực tế sản phẩm. Tính thuế nhập khẩu tương ứng với mặt hàng đó.
- Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan hải quan.
- Bước 5: Hoàn tất quá trình thông quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan.
- Như vậy chỉ với 5 bước như trên là mặt hàng máy rửa bát đã được thông quan. Có thể thấy nhập khẩu mặt hàng này không có gì khó khăn.
Mã HS máy rửa chén
Khi nhập khẩu đồ điện gia dụng, nhiều công ty có thắc mắc thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa. Bạn thắc mắc nhập khẩu máy này có phải kiểm tra chất lượng hay không?.
Về thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa. Doanh nghiệp có thể ghi chú kỹ các thông tin sau:.
Công ty tham khảo phân nhóm 8422 – Máy rửa bát đĩa. Máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp. Hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác. Các máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự. Tự động đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống.
Vậy mã HS code máy rửa bát dùng trong gia đình có thể tham khảo 84221100.
Thuế và Chi phí nhập khẩu máy rửa bát
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020. Máy rửa bát có Thuế nhập khẩu ưu đãi 20% và thuế VAT 10%.
- Nếu hàng nhập khẩu từ Asean có CO form D. Hoặc nhập từ Trung Quốc có CO form E sẽ hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
- Máy rửa bát khi nhập khẩu không chịu chính sách quản lý chuyên ngành. Do đó doanh nghiệp nhập khẩu bình thường.
Thủ tục nhập khẩu máy rửa bát
Doanh nghiệp chú ý khai báo đầy đủ thông tin hàng hóa, công suất, trị giá…để phục vụ việc thông quan hải quan thuận lợi.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Cụ thể bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Commercial Invoice.
- Bill of Lading, Air waybill.
- CO (nếu có).
- Các chứng từ khác (nếu có).
Tạm kết
Với bài viết trên hi vọng bạn có được những thông tin chi tiết nhất về máy rửa bát. Những thủ tục giấy tờ giúp bạn có thể nhập khẩu hàng hóa một cách thuận tiện nhất.
theo nhapkhautrungquoc,zship