Đối với các runner thì câu hỏi sau khi ăn bao lâu thì chạy bộ được luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, nếu chạy bộ ngay sau khi ăn sẽ khiến buổi tập chạy của bạn trở nên thật thảm họa khi cơ thể nhức mỏi, đau bụng, xóc hông. Mời bạn đọc cùng avashop giải đáp thắc mắc đó ngay trong bài viết dưới đây!
1. Sau khi ăn bao lâu thì chạy bộ được?
Sau khi ăn bao lâu thì chạy bộ được luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của runner. Bởi lẽ, nếu chạy ngay sau khi vừa ăn sẽ dẫn đến bị sốc, hoặc tệ hơn là ảnh hưởng đến khả năng vận động của một số bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Thông thường, runner sau khi ăn xong sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Vì lý do này mà khó có thể chạy bộ được giống như đang luyện tập. Vậy nên, cần nghỉ ngơi để thức ăn được tiêu hóa rồi mới tiến hành luyện tập.
Câu trả lời cho câu hỏi ăn xong bao lâu thì chạy bộ được còn tùy thuộc vào từng bữa ăn. Cụ thể là với bữa ăn chính thì bạn mất khoảng 2 giờ để đảm bảo lượng thức ăn đã được tiêu hóa. Trong khi đó, với bữa ăn nhẹ, bạn chỉ mất khoảng 30 phút. Để hiểu rõ hơn, Okachi đã chia sẻ đến bạn đọc một cách chi tiết, cụ thể như sau:
>>> Khi chạy bộ xong quý khách nên sử dụng máy massage như: ghế ngồi massage hoặc máy máy massage chân đầu gối để làm lưu thông mạch máu và giãn cơ tốt là nhất
1.1 Bữa ăn thông thường sau bao lâu thì mới chạy bộ
Đối với bữa ăn chính trong ngày, runner cần đảm bảo được nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu luyện tập chạy bộ. Tùy thuộc vào nhu cầu luyện tập của mỗi người mà buổi tập có thể diễn ra vào buổi sáng, hoặc trưa, hoặc cũng có thể là chiều tối. Tuy nhiên, cho dù là chạy bộ vào buổi nào trong ngày thì cũng cần đảm bảo tuân thủ đủ số giờ giãn cách sau bữa ăn.
Cơ thể cần tối thiểu 2 tiếng đồng hồ mới có thể tiêu hóa được hết lượng chất được nạp vào cơ thể trong buổi ăn chính. Trường hợp không đủ thời gian giãn cách, bạn vẫn có thể vận động nhẹ sau 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo vận động nhẹ như đi bộ, không được chạy vì sẽ gây ra hiện tượng sốc, đau hai bên bụng và buồn nôn.
1.2 Sau bữa ăn nhẹ bao lâu thì chạy bộ được
Sau khi ăn bao lâu thì đi bộ? Đối với runner có những bữa ăn nhẹ như bún, cháo hoặc phở,... thì có thể chạy bộ sau 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ. Bởi vì bữa ăn nhẹ là những thực phẩm dễ tiêu hóa hơn nên bạn cũng không mất quá nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Đồng thời, vì là bữa ăn nhẹ nên bạn sẽ nhanh chóng có cảm giác đói. Vì vậy, bạn chỉ nên vận động với chế độ cũng như thời lượng hợp lý, tránh để cơ thể cạn kiệt năng lượng.
2. Top các món ăn nhẹ dành cho người chạy bộ
2.1 Yến mạch
Bột yến mạch được xem là một trong những thực phẩm không thể thiếu đối với các runner. Bột yến mạch thường được ưu tiên để làm bữa ăn sáng trước khi bạn bắt đầu bài tập chạy của mình. Không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng carbs đáng kể mà bột yến mạch còn có nhiều chất xơ, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng để thực hiện các bài tập nặng.
2.2 Bông súp lơ xanh
Tập thể dục sau khi ăn tối bao lâu? Nếu bữa tối của bạn chỉ có mỗi bông súp lơ xanh thì chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút là được. Bông súp lơ xanh không chỉ giúp quá trình luyện tập được bền bỉ, sức được dẻo dai mà còn giúp ngăn ngừa, hạn chế được tình trạng đau cơ nếu có luyện tập với cường độ cao.
2.3 Khoai tây
Tương tự như chuối, khoai tây cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho những người chạy bộ. Chỉ với 1 củ khoai tây lớn, bạn đã giúp cơ thể phục hồi được rất nhiều những năng lượng đã mất do tập chạy bộ. Hơn nữa, trong khoai tây còn có nhiều vitamin A, một chất giúp chống oxy hóa, cải thiện giấc ngủ và giúp các mô tế bào xương được tăng cường sức mạnh.
2.4 Sữa chua
Sữa chua không chỉ là thực phẩm giúp chị em phụ nữ có làn da đẹp như mong muốn mà còn là thực phẩm không thể thiếu trong những buổi luyện tập chạy bộ. Đặc biệt, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là vào lúc kết thúc buổi tập. Mục đích là để cung cấp, thúc đẩy quá trình phục hồi, giúp bạn lấy lại năng lượng để làm những công việc kế tiếp.
2.5 Trứng
Trong mỗi quả trứng đều đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu protein tối thiểu cần có của mỗi người. Đặc biệt, đối với những người chạy bộ, trứng còn giúp họ nhanh chóng lấy lại được năng lượng để duy trì những hoạt động kế tiếp. Tuy nhiên, cần đảm bảo không ăn quá nhiều trứng trong một tuần. Bởi lẽ lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu ăn trứng với tần suất quá dày.
2.6 Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt được xem là cứu tinh cho những buổi tập chạy bộ. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh những loại ngũ cốc tinh chế, hoặc ngũ cốc được tẩm ướp quá nhiều đường. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt có chất xơ, protein nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể.
2.7 Cam
Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng cơ bị đau sau mỗi lần chạy bộ xuống dốc. Cam chính là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Trong cam có chứa rất nhiều vitamin C, nhờ vậy mà bạn hoàn toàn có thể đương đầu với những bài tập nặng mà không sợ đau cơ.
2.8 Salad rau xanh
Salad rau xanh vốn không còn xa lạ với những người lựa chọn giảm cân bằng phương pháp chạy bộ. Thay vì chọn duy nhất một loại rau, bạn cũng có thể linh hoạt kết hợp giữa nhiều loại rau khác nhau với nhau. Đồng thời, đừng quên cho thêm một vài lát cà chua, hay dưa leo để món salad của mình trở nên ngon miệng hơn nhé.
2.9 Cá hồi
Cá hồi được mệnh danh là vua của các món cá. Không chỉ nhận được một lượng protein dồi dào, bên trong cá hồi còn có một lượng chất béo Omega - 3. Đây được xem là loại chất béo thiết yếu, vô cùng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với những người cần nhiều năng lượng để duy trì suốt buổi tập.
2.10 Thịt gà
Theo các chuyên gia sức khỏe, các vận động viên chạy bộ mỗi ngày nên nạp vào cơ thể khoảng 50 - 75% một hàm lượng protein. Mục đích là để tái tạo lại việc xây dựng các mô và cơ bắp. Đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi, lấy lại năng lượng sau mỗi buổi tập. Trong đó, trong thịt gà có một lượng protein dồi dào, rất tốt cho các vận động viên. Đồng thời, trong thịt gà còn có một loại vitamin B giúp kiểm soát tốc độ đốt cháy calo, lượng mỡ dư thừa trong quá trình luyện tập.
>>> Ngoài việc chạy bộ ra thì các bạn cùng có thể tập luyên với xe đạp tập thể dục tại nhà để rèn luyện sức khỏe một cách tốt nhất nhé.
3. Một số lưu ý khi chạy bộ cần nhớ
Bên cạnh vấn đề sau khi ăn bao lâu thì chạy bộ được, bạn còn cần để ý đến một vài điểm sau để có được một buổi tập chạy tuyệt vời, hoàn hảo:
- Chuột rút: Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng bị chuột rút, bạn nên cung cấp cho cơ thể một lượng nước vừa đủ. Trong quá trình luyện tập, nếu cơ thể mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như đầy hơi, đau bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Buồn nôn: Nếu luyện tập với cường độ cao, tần suất dày, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí là gây ra hiện tượng buồn nôn. Nếu xuất hiện trạng thái này, bạn nên đi bộ từ từ để cơ thể được thả lỏng, nghỉ ngơi, sau đó chọn ăn thức ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng.
Tuy nhiên, việc chạy bộ ngoài trời thực tế còn quá nhiều bất cập. Nhất là đối với những người làm công việc văn phòng, hoặc ở nơi thành thị có xe cộ đông đúc. Chúng ta sẽ không có môi trường trong lành để việc luyện tập chạy bộ hít thở được khí trời. Chúng ta cũng khó có thể sắp xếp thời gian sáng sớm để chạy bộ trước khi bắt đầu giờ làm. Vậy nên, máy chạy bộ chính là giải pháp hợp lý nhất.
Máy chạy bộ ava là sản phẩm hỗ trợ, đem đến cho bạn những buổi tập chạy trong nhà hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường, không quá khó để tìm mua máy chạy bộ. Tuy nhiên, một máy chạy bộ được đông đảo mọi người yêu thích, tin tưởng thì chắc chắn không thể không kể đến sản phẩm máy chạy bộ của ava.
Xem thêm: Chạy bộ có GIẢM CÂN KHÔNG và cách chạy bộ ĐỂ GIẢM CÂN ra sao
Với những chia sẻ trên, avashop đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc sau khi ăn bao lâu thì chạy bộ được. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, đừng quên liên hệ cho đội ngũ chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ giải đáp bạn nhé!
theo okachi