Động cơ trên máy chạy bộ là vấn đề tương đối quan trọng bởi nó quyết định công suất và hiệu năng hoạt động của máy. Bạn nên tìm hiểu về động cơ AC và DC trên máy chạy bộ để có cái nhìn chính xác nhất trong việc lựa chọn động cơ phù hợp với thiết bị.
Sự khác biệt giữa động cơ AC và DC trên máy chạy bộ
Máy chạy bộ là thiết bị điện tử được sử dụng dựa trên công năng hoạt động của động cơ bên trong. Và hệ thống động cơ này cũng được phân chia cụ thể để xác định một số tình năng chính như tốc độ vòng quay, tải trọng, công suất vận hành. Chính vì thế mà hiệu năng, giá thành và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào việc bạn lựa chọn máy chạy bộ có loại động cơ nào.
Đối với những khách hàng lần đầu tiên tìm hiểu về máy chạy bộ sẽ không khỏi bỡ ngỡ, không hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai loại động cơ AC và DC trên máy chạy bộ. Hãy bắt đầu bằng việc phân tích sự khác biệt giữa hai loại động cơ này để biết cụ thể hơn:
Động cơ AC với dòng điện xoay chiều
Động cơ AC hay còn gọi là động cơ công suất lớn, hoạt động với dòng điện xoay chiều vô cùng linh hoạt. Động cơ AC phổ biến trên thị trường hiện nay được phân ra thành 2 loại, bao gồm động cơ 3 pha và 1 pha.
Động cơ AC hoạt động dựa trên nguyên lý dòng điện xoay chiều
Chiều chuyển động của loại động cơ AC có thể được coi là mạnh mẽ và linh hoạt hơn, do nó có thể hoạt động với dòng điện xoay vòng. Cho phép thiết bị máy chạy bộ chạy xuôi, chạy ngược hoặc chạy đảo chiều.
Bên cạnh đó thì công suất thực của động cơ AC cũng được đánh giá mạnh hơn nhiều so với động cơ DC và thường được sử dụng cho các loại máy chạy bộ điện hiện đại. Khả năng chịu tải trọng lượng lớn là điểm khác biệt vô cùng rõ rệt nếu so với các loại động cơ DC tầm trung.
Động cơ DC với dòng điện một chiều
Động cơ DC trên máy chạy bộ thường hoạt động với dòng điện một chiều có cường độ tương đối lớn. Khả năng hoạt động bền bỉ là điều mà động cơ DC sở hữu, do nó có các cuộn dây dẫn nối trực tiếp với dòng điện một chiều không xoay vòng.
Động cơ DC có thiết kế đơn giản với khả năng hoạt động một chiều
Tuy nhiên điểm rõ rệt mà chúng ta có thể nhận biết là động cơ DC chỉ có thể chịu tải được trọng lượng trung bình do hệ thống mô tơ kích thước nhỏ.
Phần lớn những loại động cơ DC chủ yếu được sử dụng trên các dòng máy chạy bộ cỡ nhỏ, máy chạy bộ dành riêng cho gia đình và các cá nhân có nhu cầu tự tập luyện tại nhà, hoặc các bài tập vận động phục hồi chức năng ở bệnh viện.
Ưu và nhược điểm của 2 loại động cơ AC – DC
Như đã phân tích ở phần trên của bài viết thì hai loại động cơ AC và DC đều thích hợp dành cho máy chạy bộ, Tuy nhiên để có được lựa chọn chính xác nhất thì bạn nên phân tích kỹ càng hơn dựa vào ưu điểm và nhược điểm của hai loại động cơ này.
Ưu điểm
Nói đến việc lựa chọn động cơ AC và DC trên máy chạy bộ thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua phân tích ưu điểm của chúng. Về cơ bản thì:
Lựa chọn động cơ máy chạy bộ dựa trên một số tiêu chí nổi bật
- Động cơ AC và DC trên máy chạy bộ về cơ bản đều đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng, phụ thuộc vào nhu cầu và giá thành mà khách hàng có thể bỏ ra để sở hữu thì đây là một ưu điểm tương đối rõ rệt.
- Các loại máy chạy bộ sử dụng động cơ AC được trang bị các thiết bị hiển thị mới, cho phép người sử dụng tương tác dễ dàng để thay đổi chế độ tập luyện. Hiệu năng hoạt động của máy cũng sẽ được tối ưu hơn so với động cơ điện DC.
- Các loại máy chạy bộ sử dụng động cơ AC cũng sẽ được trang bị các màn hình hiển thị trực quan, cho phép người sử dụng tương tác dễ dàng để thay đổi chế độ tập luyện chỉ với một vài thao tác, thậm chí là có thể hỗ trợ kết nối đa phương tiện. Hiệu năng hoạt động của máy chạy bộ sử dụng động cơ AC cũng sẽ cao hơn rất nhiều nếu phải so sánh với động cơ điện DC trong cùng một điều kiện tiêu chuẩn.
- Bù lại thì động cơ DC có tiêu chuẩn tuổi thọ vô cùng bền bỉ, lên đến 2000 giờ hoạt động trên tổng công suất. Điều này cho phép người dùng có thể kéo dài tuổi thọ sản phẩm một cách tối đa nếu bảo dưỡng tốt và duy trì độ ổn định.
Nhược điểm
- Mặc dù hiệu năng và chất lượng hoạt động của các loại động cơ AC trên máy chạy bộ đều vượt, nhưng đi cùng với đó là mức giá đắt hơn rất nhiều. Thậm chí là hơn hẳn 30 – 40% so với những loại máy chạy bộ động cơ DC cùng phân khúc. Chi phí là một nhược điểm mà máy chạy bộ động cơ AC rất khó khắc phục đối với nhiều đối tượng khách hàng.
- Hiệu năng của động cơ DC trên máy chạy bộ có thể bị ảnh hưởng bởi bộ phận chổi than cần thay thế, sử dụng trong thời gian dài rất dễ gặp phải tình trạng rò rỉ điện năng, sinh ra cặn carbon và gây ồn khi chạy máy. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm sử dụng và phiền phức khi phải bảo dưỡng và thay mới linh kiện thường xuyên.
Chọn động cơ nào để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất?
Để có thể lựa chọn loại động cơ phù hợp dành cho chiếc máy chạy bộ trong dự kiến, bạn sẽ phải phân tích kỹ càng hơn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:
Công suất máy cao đáp ứng nhu cầu tập luyện chuyên nghiệp
Quyết định đến khả năng hoạt động và cường độ mà máy chạy có thể hoạt động được. Đối với những loại máy chạy bộ cần công suất cao, khả năng hoạt động mạnh mẽ thì động cơ AC sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.
Đây cũng là lựa chọn động cơ phổ biến được dùng trên nhiều dòng máy chạy bộ kích thước lớn. Những loại máy chạy này thường sẽ phù hợp để sử dụng cho người tập luyện cường độ cao, tập luyện tại phòng Gym nhiều hơn.
Kích thước nhỏ, tiết kiệm không gian gia đình
Ở chiều hướng ngược lại thì động cơ DC ít được lựa chọn hơn, nhưng không đồng nghĩa là nó thua kém hoàn toàn. Động cơ DC vẫn có thể đáp ứng được những người dùng máy chạy bộ dành riêng cho gia đình, bởi khả năng hoạt động bền bỉ trong suốt một thời gian dài.
Các loại máy chạy bộ sử dụng động cơ DC thường có kích thước nhỏ gọn hơn, linh hoạt và dễ di chuyển đến nhiều vị trí khi cần sử dụng. Vì lý do này mà máy chạy bộ sử dụng động cơ DC vẫn được đánh giá cao trong việc tiết kiệm diện tích, thu nhỏ kích thước máy chạy bộ và phù hợp để hoạt động tại những không gian nhỏ hẹp.
Xem thêm: Nên chọn loại động cơ máy chạy bộ nào?
Vận hành êm ái không gây ồn
Thường thì những loại máy chạy bộ sử dụng động cơ AC sẽ gây ra tiếng ồn lớn hơn do vòng quay hoạt động với công suất cao. Điều này khiến cho người dùng cảm thấy bất tiện, nhức đầu và thậm chí là gây khó chịu trong suốt quá trình tập luyện trên máy.
Động cơ DC có công suất yếu hơn, kích thước nhỏ hơn nên mức độ tạo ra tiếng ồn khi hoạt động máy chạy cũng sẽ nhỏ hơn. Đây là yếu tố được rất nhiều người dùng gia đình quan tâm đến khi lựa chọn động cơ cho máy chạy bộ.
Tuy nhiên, với sự thay đổi liên tục của công nghệ thì trong thời gian gần đây tình trạng tiếng ồn của động cơ đã bị giảm đi đáng kể. Bạn có thể tự do lựa chọn các loại động cơ cho máy chạy bộ mà không phải lo lắng quá nhiều về mức độ gây ồn như trước nữa.
Động cơ máy chạy bộ hoạt động ổn định và giá tốt
Với những người dùng dạng gia đình, cần một chiếc máy hoạt động công suất thấp, ổn định thì động cơ DC sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Máy chạy bộ tại nhà nên lựa chọn động cơ DC
Đặc biệt tập trung vào các loại động cơ DC có công suất từ 2.5HP trở lên để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định, cũng như tối ưu hơn về chi phí để có nhiều lựa chọn khác trên chiếc máy chạy bộ mà bạn hướng đến.
Hoặc nếu có điều kiện kinh tế tốt, người dùng vẫn có thể hướng tới các dòng sản phẩm máy chạy bộ sử dụng động cơ AC bởi hiệu năng mạnh mẽ, công suất tải lớn và đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu sử dụng. Kể cả là ở phòng gym hay ở nhà thì máy chạy bộ với động cơ AC vẫn luôn là lựa chọn hoàn hảo nếu không bị giới hạn về điều yếu tố chi phí.
Nhìn chung thì việc lựa chọn động cơ AC và DC trên máy chạy bộ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn là người thường xuyên tập luyện với các bài tập cường độ cao, cần sự hỗ trợ tốt thì nên lựa chọn mua máy chạy bộ có động cơ AC. Ngược lại thì máy chạy bộ động cơ DC sẽ phù hợp khi bạn chỉ cần duy trì các bài tập đơn giản mỗi ngày.
Lựa chọn động cơ trên máy chạy bộ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn
theo s-life